Nền tảng bảo mật API của Noname Security

31 /102023

Nền tảng bảo mật API của Noname Security

API là gì ?

API là viết tắt của Giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interface)

API là cơ chế cho phép 2 thành phần phần mềm giao tiếp với nhau bằng một tập hợp các định nghĩa và giao thức. API có thể được xem là những nguyên tắc làm việc, trao đổi thông tin giữa 2 ứng dụng.
                                          
Ví dụ: Hệ thống phần mềm của cơ quan thời tiết chứa dữ liệu về thời tiết hàng ngày. Ứng dụng thời tiết trên điện thoại của bạn sẽ “trò chuyện” với hệ thống này qua API và hiển thị thông tin cập nhật về thời tiết hàng ngày trên điện thoại của bạn.

Vai trò của Noname

Trong thời kỳ số hoá, API được ví như một “Open door”. API được sử dụng ngày càng phổ biến trong thời kỳ chuyển đổi số cho tiệc tích hợp, truy suất dữ liệu. Chính vì vậy, vấn đề bảo mật API lại trở thành một thách thức lớn đối với tổ chức. Việc triển khai giải pháp đánh giá an ninh bảo mật cho các API là rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và bảo mật cho dữ liệu và hệ thống của tổ chức. Bảo mật API hiện là ưu tiên hàng đầu của các chuyên gia bảo mật và rủi ro. Bằng chứng là, Gartner dự đoán rằng vào năm 2025, hơn 50% hành vi trộm cắp dữ liệu sẽ là do các API không an toàn. Thực tế là, các biện pháp kiểm soát bảo mật ứng dụng truyền thống không đủ để ngăn chặn các cuộc tấn công phức tạp dựa trên logic kinh doanh và bảo vệ đầy đủ các API.

Noname Security API Security Platform là giải pháp đảm bảo an toàn an ninh cho các API của tổ chức thông qua việc phát hiện và cung cấp khả năng phản ứng tự động với các nguy cơ liên quan đến API của tổ chức. Noname Security API Platform giúp tổ chức phát hiện các lỗ hổng bảo mật liên quan đến API, các lỗi cấu hình sai, các thiết kế không đạt tiêu chuẩn, từ đó nâng cao khả năng phòng thủ, nâng cao khả năng kiểm soát an ninh của tổ chức một cách toàn vẹn.

Tại sao chọn Noname

  • Tìm kiếm và thống kê tất cả các API:

- Định vị và thống kê tất cả các API của bạn bất kể cấu hình hoặc loại API bao gồm RESTful, GraphQL, SOAP, XML-RPg, JSON-RPg và gRPf.

- Phát hiện các API không hoạt động, kế thừa và zombie.

- Xác định các shadow domains bị lãng quên, bị bỏ quên hoặc không xác định.

- Loại bỏ các điểm mù và khám phá các đường tấn công tiềm ẩn.

  • Phát hiện ra lỗ hổng API:
- Tự động quét cơ sở hạ tầng để phát hiện cấu hình sai và rủi ro tiềm ẩn.
- Tạo quy trình công việc linh hoạt để thông báo cho các bên liên quan chính về lỗ hổng bảo mật.
- Tạo quy trình công việc linh hoạt để thông báo cho các bên liên quan chính về lỗ hổng bảo mật.
- Xác định API và phân quyền người dùng nào có thể truy cập dữ liệu nhạy cảm.
- Chỉ định xếp hạng mức độ nghiêm trọng cho các sự cố được phát hiện để ưu tiên khắc phục
  • Ngăn chặn tấn công real-time:
- Phân tích lưu lượng theo thời gian thực để phát hiện hành vi bất thường.
- Đưa ra các ngữ cảnh về việc rò rỉ dữ liệu, giả mạo dữ liệu, hay những vi phạm chính sách, các hành vi đáng nghi ngờ là các cuộc tấn công API.
- Tích hợp với hệ thống quản lý luồng công việc, tự động gán các vấn đề an ninh cho các nhóm phù hợp theo quy trình xử lý. 
- Khả năng giám sát ngoài luồng, không cần thay đổi kiến trúc mạng.
  • Kiểm thử API:
- Cung cấp tính năng liên tục kiểm thử các API để xác định các nguy cơ trước khi các rủi ro đó xuất hiện.
Kiểm thử tự động và kiểm thử động môi trường phát triển phần mềm của tổ chức, tích hợp vào các công cụ lập trình CI/CD

Đáp ứng các tiêu chuẩn PCI DSS 4.0

Noname Security đáp ứng các yêu cầu cụ thể về API Security tại phiên bản PCI DSS 4.0 sẽ được áp dụng hạn cuối vào Q2.2024 (phiên bản nâng cấp PCI DSS 3.2.1):

Requirement 6.2.3: 
Xem xét các ứng dụng được cung cấp bởi bên thứ 3, có đảm bảo không có lỗ hổng bảo mật nào, được đưa vào hoạt động. Cụ thể với API, cần xác nhận rằng ứng dụng sử dụng chức năng của nguồn bên ngoài phải an toàn.
●Requirement 6.2.4
Yêu cầu sử dụng các phương pháp để ngăn chặn các cuộc tấn công vào phần mềm. Các cuộc tấn công có thể đơn giản hoặc tinh vi hơn vào API.

●Requirement 6.3.2

Yêu cầu duy trì kho lưu trữ phần mềm và các thành phần của phần mềm từ bên thứ 3 để hỗ trợ quản lý lỗ hổng và bản vá.

●Requirement 6.2.2

Yêu cầu này đề cập đến việc đào tạo cho nhân viên phát triển phần mềm cần được đào tạo ít nhất 12 tháng một lần về bảo mật liên quan đến công việc của họ, bao gồm thiết kế phần mềm an toàn và kỹ thuật mã hóa an toàn. Điều này bao gồm các công cụ kiểm tra bảo mật và cách sử dụng các công cụ đó để phát hiện các lỗ hổng trong phần mềm.

 

 

 

 

ADINTEK